T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Ngày đăng 01-07-2013 3455
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

 

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột thuộc nhóm Coxackieviruses và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm. Tại Việt nam, số ca bệnh tăng cao từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12.

1. Biểu hiện lâm sàng của bệnh Tay chân miệng gồm các triệu chứng sau:

-Trẻ sốt cao, sốt nhẹ, hoặc không sốt

- Tổn thương da niêm dạng bóng nước trên nền hồng ban ở các vị trí sau: niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, cùi trỏ, mông.

2. Diễn tiến của bệnh Tay chân miệng gồm các giai đoạn sau:

+ Độ 1: Bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông

+ Độ 2: Rung giật cơ, chới với, giật mình, đi loạng choạng, yếu liệt chi

+ Độ 3: Thở nhanh, thở co kéo liên sườn, mạch nhanh, tăng huyết áp, co giật, hôn mê

+ Độ 4: Suy hô hấp, phù phổi cấp, trụy mạch .

3. Biến chứng của bệnh Tay chân miệng:

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Tay chân miệng có thể có các biến chứng sau:

+ Biến chứng thần kinh: Viêm não

+ Biến chứng hô hấp, tuần hoàn: Trụy tim mạch, phù phổi cấp 4.

4.Phòng bệnh:

- Vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

- Lau sàn nhà thường xuyên, rửa sạch đồ chơi trẻ em

- Cách ly trẻ bệnh trong tuần lễ đầu.

Khi nghi ngờ con mắc bệnh tay chân miệng các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế và cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:

- Sốt cao liên tục

- Giật mình chới với, hoảng hốt, run giật cơ

- Đi loạng choạng

- Yếu liệt chi.

 

BS Trần Thị Minh Nguyệt, chuyên khoa cấp II Nhi
Phongkhamnhidong.com

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU