T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN MẮC BỆNH HEN SUYỄN CÓ THỂ CHƠI THỂ THAO KHÔNG?
Ngày đăng 13-03-2024 68
TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN MẮC BỆNH HEN SUYỄN CÓ THỂ CHƠI THỂ THAO KHÔNG?

Chắc chắn! Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh hen suyễn có thể chơi thể thao miễn là bệnh hen suyễn của chúng được điều trị và kiểm soát.

Năng động, tập thể dục và chơi thể thao có thể giúp trẻ mắc bệnh hen suyễn giữ dáng và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nó cũng có thể tăng cường các cơ hô hấp để giúp phổi hoạt động tốt hơn.

Nhiều vận động viên mắc bệnh hen suyễn nhận thấy rằng nếu được tập luyện phù hợp, sử dụng thuốc điều trị hen suyễn đúng liều lượng, họ có thể chơi bất kỳ môn thể thao nào họ muốn.

1. Làm cách nào tôi có thể kiểm soát bệnh hen suyễn của con tôi? (How Can I Manage My Child's Asthma?)

Để kiểm soát bệnh hen suyễn, điều quan trọng là trẻ phải uống thuốc theo chỉ định của BS. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc dùng hàng ngày để giảm tình trạng viêm đường hô hấp và ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn (thuốc kiểm soát dài hạn bệnh hen suyễn), con bạn nên tiếp tục dùng thuốc đó, ngay cả khi trẻ cảm thấy khỏe. Nếu bạn tự ý bỏ các loại thuốc chống viêm hàng ngày, được gọi là thuốc kiểm soát dài hạn, thuốc kiểm soát hoặc thuốc duy trì ( called long-term control, controller, or maintenance medicine) có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.

Một số trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh hen suyễn do tập thể dục ( exercise-induced asthma ) thì cần uống thuốc khoảng 15–30 phút trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao để ngăn ngừa các triệu chứng khi vận động. Nếu họ quên làm điều này, họ có nguy cơ bị bùng phát cơn hen suyễn cấp tính và thậm chí đôi khi cần được điều trị trong phòng cấp cứu.

Con bạn nên luôn mang theo thuốc để giảm triệu chứng nhanh chóng (gọi là thuốc xịt tác dụng nhanh cắt cơn hen suyễn) mọi lúc, đề phòng trường hợp cơn hen suyễn bùng phát.

Ghi nhớ các yếu tố kích hoạt cũng là một ý tưởng hay. Tùy thuộc vào yếu tố kích phát cơn hen suyễn của từng trẻ, trẻ mắc bệnh hen suyễn có thể:

- Bỏ qua các buổi tập thể dục ngoài trời khi số lượng phấn hoa hoặc nấm mốc cao.

- Đeo khăn quàng cổ hoặc mặt nạ trượt tuyết khi tập luyện ngoài trời khi thời tiết lạnh.

- Thở bằng mũi thay vì miệng khi tập thể dục.

- Đảm bảo rằng trẻ luôn có thời gian để khởi động và hạ nhiệt cẩn thận.

Những khuyến nghị này nên được đưa vào kế hoạch hành động chống hen suyễn mà bạn lập với bác sĩ của con bạn.

2. Tôi nên biết gì nữa? ( What Else Should I Know?)

Nói với huấn luyện viên về bệnh hen suyễn của con bạn và kế hoạch hành động cho bệnh hen suyễn. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể đưa cho huấn luyện viên một bản sao (copy). Những đứa trẻ lớn hơn nên mang theo một bản sao cũng như bất kỳ loại thuốc nào có thể cần thiết để điều trị cơn hen suyễn bùng phát.

Điều quan trọng nhất là con bạn và huấn luyện viên cần biết khi nào con bạn nên nghỉ tập hoặc chơi để kiểm soát cơn bùng phát trước khi nó trở thành cơn hen suyễn phải đi cấp cứu khẩn cấp.

 

Medically reviewed by: Elana Pearl Ben-Joseph, MD.Date reviewed: February 2024. Nguồn: kidshealth.org

Dịch bởi: BS Cao cấp, BS Chuyên khoa 2 Trần Thị Minh Nguyệt - Phòng khám Nhi Đồng Minh Nguyệt

 

BS Trần Thị Minh Nguyệt, chuyên khoa cấp II Nhi
Phongkhamnhidong.com

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU