T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
Cách dùng thuốc đường hậu môn (trực tràng) cho bé
Ngày đăng 29-10-2013 3570
Cách dùng thuốc đường hậu môn (trực tràng) cho bé

Tùy theo đặc điểm bệnh lý mà thuốc có thể sử dụng đường uống, đường đặt, bơm trực tràng, đường tiêm, dùng ngoài hay hít khí dung. Đường uống được sử dụng phổ biến nhất vì sự hấp thu gần giống với sự hấp thu tự nhiên của cơ thể trong hệ tiêu hóa. Tốc độ hấp thu thuốc ở trẻ em sẽ nhanh hơn nếu dùng dạng dung dịch, hỗn dịch (gần với dạng nước) thay vì dạng viên nén, viên nén dạng thải chậm. Ngoại trừ dạng viên bao tan trong ruột không được “cà thuốc” làm mất đặt tính của thuốc.

   Thuốc dùng đường trực tràng hay còn gọi đường hậu môn dùng trong trường hợp bé không thể uống thuốc do bị sốt cao dẫn đến hôn mê, co giật, hay bị nôn ói, các thuốc dễ bị các men tiêu hóa tiêu hủy, làm giảm tác dụng của thuốc...

   Trường hợp thường gặp là dùng thuốc hạ sốt (như Paracetamol) dạng tọa dược “nhét” hậu môn cho bé bị sốt cao không dùng đường uống được.

Cách “nhét” (đặt) thuốc tọa dược như sau:

      - Rửa tay sạch                

      - Tháo bỏ bao thuốc

      - Đặt trẻ nằm nghiêng một bên ở tư thế gối gập vào bụng.

      - Một tay giữ mông và bộc lộ vùng hậu môn.

    - Tay còn lại nhẹ nhàng đặt thuốc vào hậu môn của trẻ (đầu nhọn vào trước) cách hậu môn khoảng 1 cm (giúp thuốc hấp thu tốt nhất).

      - Khép giữ 2 nếp mông trẻ để thuốc không rơi ra ngoài trong 2 – 3 phút

   Lưu ý:

      - Trước khi dùng nên để vào đá hay tủ lạnh vài phút để bảo đảm đủ độ cứng, dễ dàng đưa thuốc vào trực tràng, nhiệt độ bảo quản thuốc: dưới 30 oC.

      - Phải dùng đúng liều, không dùng đồng thời tọa dược với thuốc uống cùng tác dụng sẽ gây quá liều.

      - Thuốc tọa dược có hiệu quả tương đương với thuốc uống và thời gian có tác dụng chậm hơn thuốc uống.

      - Thuốc tọa dược có thể gây kích ứng trực tràng, gây ngứa tại chỗ, gây tiêu chảy nếu dùng nhiều lần hoặc khoảng cách quá gần.

Không dùng trong trường  hợp:

   Trẻ đang bị tiêu chảy, viêm da vùng hậu môn - trực tràng, hoặc đang chảy máu trực tràng.

   Trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng trực tràng ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.

   Ngoài ra, đối với Thuốc dùng đường bơm hậu môn (Forlax, Rectiofar) hỗ trợ đi tiêu cho trẻ khi trẻ bị táo bón cũng lưu ý khi bơm thuốc vào hậu môn cũng tuân thủ quy tắc rữa tay sạch, giữ bé ở tư thế dễ bơm thuốc, rồi nhẹ nhàng bơm hết thuốc vào hậu môn bé với liều lượng: mỗi lần 1-2 ống (3ml). Đặc biệt, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, tránh lạm dụng thuốc vì thuốc thường mang đến cảm giác khó chịu cho trẻ và có thể dẫn đến việc trẻ mất phản xạ đi tiêu tự nhiên.

Nguồn: benhviennhi.org.vn

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU