T2 | 17:00 - 20:30 |
T3 | 17:00 - 20:30 |
T4 | 17:00 - 20:30 |
T5 | 17:00 - 20:30 |
T6 | 17:00 - 20:30 |
T7 | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
CN | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
Con tôi có bị bệnh tự kỷ không? Tự kỷ là một rối loạn phát triển kéo dài suốt đời ảnh hưởng đến cách giao tiếp và quan hệ của một người đối với người xung quanh. Trẻ tự kỷ bị tổn thuơng trong tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Trẻ cũng có hành vi lặp đi lặp lại và nhạy cảm giác quan. Những trẻ này có khuynh hướng có khó khăn trong học tập và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ.
Ho là tác động thở ra mạnh nhằm tống xuất chất đàm nhớt, mầm bệnh, dị vật từ trong đường thở ra ngoài, giúp lông của đường hô hấp hoạt động tốt. Lông của đường hô hấp có chức năng như một chiếc chổi quét đi những chất bẩn bám ở đường hô hấp. Ho là một phản xạ có lợi vì làm sạch đường hô hấp bảo vệ cơ thể. Một số trường hợp cần thiết duy trì phản xạ ho như trong bệnh hen phế quản, viêm phế quản, dãn phế quản… để tống xuất đàm nhớt. Trong những bệnh này đường hô hấp thường có nhiều đàm nhớt. Nếu không tống xuất được ra ngoài, đàm nhớt sẽ ứ lại khiến bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, ho còn là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt là các bệnh có ảnh hưởng đến hệ hô hấp như viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Hơn nữa, ho không chỉ có nguyên nhân từ đường hô hấp mà còn do nguyên nhân tim mạch (suy tim trái), tiêu hoá (trào ngược dạ dày – thực quản), hoặc do dùng thuốc (thuốc trị tăng huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển như captopril gây ho khan).
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, vi khuẩn sinh sản và phát triển tại tế bào thượng bì của đường hô hấp, rồi vào máu, đến da và niêm mạc gây tổn thương tế bào thượng bì tại đây. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng cao điểm vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Nam và nữ có khả năng mắc bệnh như nhau, 90% bệnh xảy ra ở trẻ em.
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở trẻ em, nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc không đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nặng nề, đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng tính từ đầu năm 2014 đến thời điểm hiện tại, đã có 993 ca mắc sởi tại 24 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong tại Hà Nội và Yên Bái. Số mắc tập trung chủ yếu tại Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.