T2 | 17:00 - 20:30 |
T3 | 17:00 - 20:30 |
T4 | 17:00 - 20:30 |
T5 | 17:00 - 20:30 |
T6 | 17:00 - 20:30 |
T7 | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
CN | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
KHÁNG SINH: Con dao 2 lưỡi, lưỡi nào cũng sắc! Nhưng kháng sinh có thật sự đáng sợ? Hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về kháng sinh. Một nhóm các bậc cha mẹ thì rất thích kháng sinh vì mỗi lần con ốm chỉ cần uống kháng sinh vài ngày là khỏe nên con ốm nặng nhẹ gì cũng kháng sinh. Một nhóm khác thì lại bài trừ và rất sợ, nói không với kháng sinh, nếu bác sĩ kê toa có kháng sinh thì sẽ ngay lập tức phản đối và cảm thấy tội lỗi khi con phải uống kháng sinh. Điều này dẫn đến hệ lụy là nhiều loại thuốc hay thực phẩm đều bám vào khẩu hiệu “nói không với kháng sinh” để truyền thông, dọa dẫm các bố mẹ. Vậy, chúng ta cần hiểu và dùng kháng sinh thế nào?
U máu là một cụm các mạch máu phát triển bất thường trên da trẻ. Đây là loại u hay gặp nhất ở trẻ nhũ nhi. Chính vì u máu thường xuất hiện ngay sau sinh, nên các cụ gọi là bớt đánh dấu. Đôi khi u máu xuất hiện sau vài tuần, vài tháng sau sinh. Có đứa có u đỏ mọng như quả dâu, có đứa lại ngoằn ngoèo, hoặc chìm sâu dưới da.
Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện mỗi người trong chúng ta có tới 30 hệ nhóm máu với khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau, đó là hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ Kidd, hệ Lewis,… nhưng quan trọng nhất là 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Ví dụ: hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O; hệ Rh có 2 nhóm máu là Rh+ và Rh-.